Hôm nay là ngày vía Thần Tài, người người đổ xô cúng lễ, mua vàng, nhưng cúng Thần Tài sao cho đúng, cúng sao để rước lộc vào nhà thì không phải ai cũng biết.
"Tam sên" là gì? Và cúng Thần Tài như thế nào mới có lộc?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Hôm nay là ngày vía Thần Tài, người người đổ xô cúng lễ, mua vàng, nhưng cúng sao cho đúng, cúng sao để rước lộc vào nhà thì không phải ai cũng biết.
 

Cùng với Thổ Địa, Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia đạo. Không giống các vị thần thánh khác, phải đặt trên cao, nơi trang nghiêm. Thần Tài - Thổ Địa lại thường được đặt thờ dưới đất, hướng mặt ra cửa chính của mỗi gia đình.
 
Cúng Thần Tài không chỉ là nghi thức nhằm cầu tài lộc cho gia đình mà còn là một cách tưởng nhớ công ơn của các vị thần dân gian. Trong lễ vật cúng lên Thần Tài, chúng ta thường thấy có bộ 'tam sên' bao gồm 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm (hoặc cua) và 1 cái trứng vịt nhưng không phải ai cũng rõ ý nghĩa của bộ lễ cúng này.
Tam sen la gi Va cung Than Tai nhu the nao moi co loc hinh anh 2
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS.Phan Thị Yến Tuyết (khoa Việt Nam học - ĐH KHXH-NV Tp.HCM): 'Tam sên' là một thức cúng không thể thiếu trong lễ cúng việc lề của người Việt ở Nam Bộ (tín ngưỡng này không có ở miền Bắc và miền Trung). Bộ 'tam sên' được cho rằng có ý nghĩa như sau:
 
Tam sên: là 3 loài vật tượng trưng cho Thổ - miếng thịt heo (sống trên cạn), Thủy - con tôm hoặc cua (sống dưới nước), Thiên - trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời, và lí do người ta dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực).
 
Bên cạnh bộ 'tam sên', người dân còn thường cúng Thần Tài bằng 'cá lóc nướng'. Cá lóc này phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi, đem đi nướng trui. Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.
 

Chuẩn bị lễ vật đúng để cúng Thần Tài rước lộc vào nhà


Tam sen la gi Va cung Than Tai nhu the nao moi co loc hinh anh 2
Ảnh minh họa
- 1 bình bông cúc hoặc vạn thọ, mâm ngũ quả, 5 cây nhang, 5 chung rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .
 
- Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm (hay cua), tất cả đều luộc.
 
Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài. Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
 
Lưu ý sau khi cúng:
 
- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rải ra ngoài.
 
- Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
 
- Rượu hay nước cúng thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào .
 
Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
ST.

Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa mùng 10 Tháng Giêng chi tiết nhất Ngày vía Thần Tài năm 2017, làm thế nào để lộc lá cả năm? Giới thiệu và phân biệt các vị Thần Tài

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

cúng thần tài


Hội Chùa Thầy số phận ngũ hành xem tử vi Những điều nên tránh trong tướng giàu sang tháng 10 đón bi an sao cÔ thẦn nhÒ ma kết hợp với các cung nào xem tình duyên Lời Phật dạy về chữ tâm Hội Chùa Sàn tại tỉnh bắc giang Từ bảo bình nam khi yêu Phong thủy con gi Tỉnh duyen Đối tượng 12 chòm sao không ưa Hội Chùa Nành dan ong lá số Tử Vân quan công Học tử vi xem phong thuy con tuổi dau vận mệnh Tan Hội Chùa Muống ở Hải Dương cầu được ước thấy bá ƒ y nghia nốt ruồi trên mặt kẻ bất hiếu Xem tu vi tron doi Hội Chùa Keo Hành Thiện sach cho cuộc sống tốt đẹp hơn coi ngày tốt đám cưới khai vận phong thủy trong tiết Hàn Lộ mơ thấy kiến bò Hội Chùa Keo tục lệ cưới hỏi Tuổi dần dịch mã tài vận điềm hung thủy tinh 12 con giap may mắn Sao Phục binh